lundi 6 juillet 2020

HÌNH ẢNH về Hà nội xưa tập 2

SƯU TẦM 
HÌNH ẢNH VỀ HÀ NỘI XƯA



Jean Van Son ghi chép và lên trang Blog


LỜI GIỚI THIỆU

Được xem và thưởng thức những bức ảnh xưa thêm phần chú thích của Hà nội do nhiều nhà sưu tầm đã chuyển tải trên trang FB, chúng ta thấy bồi hồi như được sống lai với dĩ vãng, với những kỉ niệm xưa. Đồng thời cũng nhận thức và đánh giá đúng mức công lao cũng như nét đẹp của một nền văn hóa  Pháp trên đất Hà nội. Đặc biệt được biết tên tuổi của những kĩ sư, kiến trúc sư thời kí đó đã có nhiều công hiến trong công cuộc kiến thiết và xây dựng một thủ đô ngàn năm văn hiến.
Rất tiếc là chúng ta đều nhận thấy rằng những hình ảnh quý giá đó trên trang FB cứ lần lượt biến dần không để lại dấu vết. Nên tác giả Blog xin được mạn phép sao chép lại và tập hợp chuyển tải vào trang Blog lấy tên là “HÌNH ẢNH VỀ HÀ NỘI XƯA” nhằm giúp những ai quan tâm sẽ dễ tìm để đọc.
Xin lưu ý là tác giả Blog sẽ tôn trọng và chuyển tải nguyên văn những lời chú thích trên hình ảnh của những nhà sưu tầm. Vì  ảnh hơi nhiều kèm thêm phần chú thích, nên blog sẽ chia thành hai phần.



Hnx17. Nhà thờ Lớn Hà Nội

”Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá”


Hnx18. Toà nhà đã đổi tên thành Grands!
(Sưu tầm)


Hnx19. Tòa nhà Goddard. Ngay sau khi chiếm được hoàn toàn Hà Nội năm 1883, quân Cờ đen cũng không quấy nhiễu nữa, Công sứ Hà Nội là Bonnal đã bắt đầu nghĩ đến quy hoạch khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Năm 1884, kiến trúc sư Ernest Hébrard được giao thực hiện công việc này. Hébrard đã quy hoạch nhiều thành phố thuộc địa của Pháp. Bonnal ủng hộ triệt để Hébrard và ngầm ra lệnh cho lính ban đêm phóng hỏa đốt hết nhà lá ở Cầu Gỗ, Hàng Bè. Lửa cháy mấy ngày làm tiêu tan hàng nghìn ngôi nhà..


Hnx20. Quảng trương Ba đình thời Pháp thuộc.


Hnx21. Hình ảnh Bến Thương mại đường Thủy sông Hồng nằm sát gần đường phố Trần Nhật Duật Hà Nội hồi đó chưa có bờ Đê đầu thế kỷ XX . Ảnh Tiền Duy Đáo sưu tầm .


Hnx22. Cảnh người dân đang lấy nước máy trên hè phố.
(Ảnh:sưu tầm)


Hnx23. Đai lộ Henri Rivière (này là phố Ngô Quyền) và khu dân cư cao cấp.
(Đại tá hải quân Henri Rivière chính là tên chỉ huy quân đội Pháp đánh chiếm Hà Nội ngày 25/4/1882. Tháng 5 năm 1883, trong một lần chỉ huy quân lính đánh nhau với quân Cờ đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc tại khu vực Cầu Giấy, ông ta bị lính Cờ đen giết chết).


Hnx 24. Phố Cầu Gỗ Hà nội hoàn toàn vắng lặng trong một khoảnh khắc rất quan trọng cách đây tròn 65 năm: Thời khắc quân Pháp đã rút hết và quân Việt Minh sắp tiến vào... ngày 10/10/1954.


Hnx 25. Điểm đầu của các tuyến tàu điện chạy từ Bờ Hồ


Hnx 26. Hình ảnh Trường nữ sinh Đồng Khánh thành lập năm 1917 trên phố Đồng Khánh . Hiện nay là Trường trung học Trưng Vương ở phố Hàng Bài Hà nội . Ảnh Tiền Duy Đáo sưu tầm .


Hnx 27.  Gò Đống Đa Hà nội. Lịch sử Gò Đống Đa

Đêm mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu 1789, trận đánh của nghĩa quân Tây Sơn do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy đã phá tan đồn Khương Thượng của quân Thanh khiến tướng Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở cây đa núi Ốc (nay gần Chùa Bộc). Trận đánh này đã mở đường cho đại quân của vua Quang Trung từ phía Ngọc Hồi tiến vào kinh thành Thăng Long. Quân Thanh chết như ngả rạ, Quang Trung lệnh cho thu nhặt xác giặc vào 12 cái hố rộng để chôn lấp. Nhưng do xác giặc quá nhiều đã tạo thành những gò cao từ Thịnh Quang đến Nam Đồng. Về sau trên những gò này có đa mọc um tùm nên dân ta gọi là Gò Đống Đa. Năm Tự Đức thứ 4 – năm 1851, có lệnh mở đường mở chợ khu giáp với Thịnh Quang và Nam Đồng. Trong quá trình đào xới có rất nhiều hài cốt chồng chất lên nhau, người ta cho thu nhặt lại và chôn vào một hố giáp núi Xưa thành gò thứ 13 – gò còn lại cho đến ngày nay. Năm 1890, thực dân Pháp mở rộng Hà Nội, 12 gò cũ đã bị san bằng.


Hnx 28, Chiếc đồng hồ kiểu phương Tây đầu tiên ở Hà Nội là đồng hồ 2 kim ở tháp giữa của Nhà thờ Lớn trên phố Nhà Chung. Nhà thờ Lớn khánh thành vào ngày Noel năm 1886 và đúng 12h đêm hôm đó nó gióng giả 12 tiếng chuông gây ngạc nhiên các tín đồ công giáo và dân quanh khu vực này. Dù là đồng hồ của nhà thờ công giáo để tín đồ biết giờ hành lễ song nó cũng là đồng hồ công cộng. Mặt đồng hồ quay ra ngoài đường nên ai cũng nhìn thấy và đồng hồ này tính theo múi giờ Việt Nam (GMT+7). Không rõ nó được sản xuất ở Pháp hay Thụy Sỹ, đường kính là bao nhiêu nhưng nó là đồng hồ dây cót, bộ phận lên dây giống như vô lăng ô tô. Cứ đúng 1 giờ, ông bõ nhà thờ lại kéo chuông. Tiếng chuông theo số giờ, ví dụ 1 giờ chuông đánh một tiếng, 12h đánh 12 tiếng.


Hnx 29, THÁP NƯỚC VÀ BỐT HÀNG ĐẬU
Đã có nhiều người nhầm lẫn gọi tháp nước Hàng Đậu là “bốt Hàng Đậu” vì cứ ngỡ nó là một lô cốt cổ vì kiến trúc cửa tò vò, trông giống các lỗ châu mai.
Nhưng thực ra ở khu vực này trước đây có một bốt cảnh sát lớn của người Pháp.
Cùng với bốt Hàng Trống, bốt Hàng Đậu là 2 bốt cảnh sát lớn nhất nhì thời Pháp. Những người bị bắt bớ, phạm pháp thường bị đưa về các bốt này để tra xét.
Thời Pháp nơi đây( Hàng Giấy- Hàng Đậu) có nhiều quán hát Cô Đầu. Những khách làng chơi sau khi về lúc đêm cũng có cướp giật như bảo kê bây giờ. Thế là bốt hàng đậu ra đời để dẹp yên ở tuyến phố này. Gọi là bốt Hàng Đậu.
Chính vậy mà từ đó những quán hát Ả Đào chuyển về Khâm Thiên hoạt động.
Chính nhà văn Tô Hoài một lần đi xe đạp buổi tối, xe không có đèn đã bị giữ về đây.
Hnx30. Trường THCS Thanh Quan ở 29 phố Hàng Cót khiến nhiều người tò mò bởi hàng chữ tiếng Pháp “École Brieux” khắc trên mặt tiền. Để giải thích cho hàng chữ Pháp này, chúng ta hãy ngược dòng thời gian từ hơn một thế kỷ trước:
Năm 1887 nhân sự kiện người Pháp tổ chức hội chợ Hà Nội lần đầu tiên. Để đáp ứng nhu cầu giải trí, một người Hoa đã xây dựng nhà hát tuồng Tầu tại phố Takou (Hàng Cót ngày nay).
Năm 1906 chính quyền Thành phố đã trưng dụng nhà hát tuồng này để làm trường học.Ngày 6/1/1908, trường nữ sinh tiểu học Pháp - Việt khai giảng buổi đầu tiên ở đây với 178 học sinh. Hai năm sau ngày 12/8/1910, theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ toàn quyền Đông Dương đồng ý để ngôi trường chính thức mang tên nhà viết kịch người Pháp Brieux. Người Hà Nội cũ quen gọi là trường Hàng Cót.
Việc cải tạo nhà hát thành trường học được nhà thầu Pées và Chazeau thực hiện năm 1912 và hoàn thành năm 1913. Năm 1926 công trình được mở rộng theo bản vẽ của Charles Lichtenfelder, kiến trúc sư, Chánh Sở Nhà cửa dân sự.
Kiến trúc trường Brieux chịu ảnh hưởng của phong cách Hêbra, có sự kết hợp sáng tạo, hài hòa của kiến trúc hiện đại Pháp với những yếu tố kiến trúc truyền thống bản địa, tạo thành tổ hợp kiến trúc phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội phương Đông.
Năm 1948, trường Brieux được đổi tên thành Thanh Quan, tên nữ sĩ Nguyễn Thị Hinh hay thường được gọi là bà Huyện Thanh Quan.
Sau ngày tiếp quản thủ đô năm 1954 ta giữ nguyên diện mạo kiến trúc và tên trường Thanh Quan đến ngày nay.
Hiện nay, trường THCS Thanh Quan là một trong số ít ngôi trường hơn 100 tuổi ở Hà Nội. Với diện tích hơn 3.200 m2, có trên 20 phòng học và các phòng chức năng, là trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên trong khối THCS của quận Hoàn Kiếm.


Hnx 31. Lần đổi đầu tiên là sau 1975.

Đáng chú ý là để đóng góp cho VNĐ ổn định, các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã trọng dụng cả những chính khách thời VNCH. Một ví dụ là việc sử dụng người như ông Nguyễn Xuân Oánh (thông đốc ngân hàng vnch, chuyên gia về tài chính tiền tệ) làm cố vấn chắc cũng giúp cho nhiều.


Hnx 32. Ha noi năm 1900


Hnx 33. Cầu Long biên.

Cấu trúc cầu Long Biên bắng các nhịp khung sắt thép bắc qua sông Hồng hà. Có chiều dài là 1.682 m, chiều cao là 13,5 m và sâu 30 m. Ở giữa sông lúc đó là hòn đảo nhỏ mang tên Phủ xưa. Cầu gồm 19 nhịp  dành cho xe lửa là chính. Hai bên thành cầu có hành lang dành cho người đi bộ và xe thô sơ. Sau này đã thiết kế lại cho xe ô tô chạy.
Cầu bắt đàu xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào gày 28/2năm 1903 do Công ty cầu đường Pháp Daydé & Pilé xây dựng với số tiền khong 10,5 triệu franc lúc bấy giờ. Cầu này đã được Toàn quyên Paul DOUMER làm lễ khánh thành và đã mang tên ông. Trong buổi lễ có Vua Thành Thái và rất đông quần chúng  tham dự.
Với thời gian thi công xây dựng trong 5 năm, Công trình này được xem như một kì công của Thế kỉ ở Đông dương xét theo góc độ vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng từ Pháp qua Việt nam lúc đó. Vào thời điểm đó, cây cầu này được xếp hạng thứ tư trong những cây cầu sắt dài nhất thế giới.

Hnx 33. Cầu Long biên

Hnx 34. Đường phố Paul BERT

Hnx 34. Hình ảnh Phố Paul Bert cuối thế kỷ XlX nhìn về phía xa là khu vực chưa xây dựng Nhà Hát Lớn Hà Nội ( Ảnh chụp từ ngã tư Tràng Tiền - Ngô Quyền ngày nay ). Tiền Duy Đáo sưu tầm .


Hnx 35. PAUL DOUMER

Ông là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 và Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932.
Paul Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902. Dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam bước sang một bước ngoặt mớ.




Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm và xin chúc mọi người sức khỏe 
và niềm vui hạnh phúc.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire