samedi 11 juillet 2020

ALBUM Hình ảnh về Hải phòng xưa Tập 1

ALBUM HÌNH ẢNH 
VỀ HẢI PHÒNG XƯA
(Tập 1)


Jean Van Son sao chép và lên trang Blog


LỜI MỞ ĐẦU

Được xem và thưởng thức những bức ảnh xưa thêm phần chú thích của Hải phòng do nhiều nhà sưu tầm đã chuyển tải trên trang FB, chúng ta thấy bồi hồi như được sống lai với dĩ vãng, với những kỉ niệm xưa. Đồng thời cũng nhận thức và đánh giá đúng mức công lao cũng như nét đẹp của một nền văn hóa  Pháp trên đất Hải phòng. Đặc biệt được biết tên tuổi của những kĩ sư, kiến trúc sư thời kí đó đã có nhiều công hiến trong công cuộc kiến thiết và xây dựng một Thành phố Cảng tràn ngập sắc mầu hoa phượng vĩ.
Rất tiếc là chúng ta đều nhận thấy rằng những hình ảnh quý giá đó trên trang FB cứ lần lượt biến dần không để lại dấu vết. Nên tác giả Blog xin được mạn phép sao chép lại và tập hợp chuyển tải vào trang Blog lấy tên là “HÌNH ẢNH VỀ HẢI PHÒNG XƯA” nhằm giúp những ai quan tâm sẽ có thể dễ tìm để đọc.
Xin lưu ý là tác giả Blog sẽ tôn trọng và chuyển tải nguyên văn những lời chú thích trên hình ảnh của những nhà sưu tầm. Vì  ảnh hơi nhiều kèm thêm phần chú thích, nên blog sẽ chia thành nhiều phần.
Nếu có gì sai sót, xin quý vị thông cảm và miễn thứ. Xin chân thành cảm ơn.



Bản đồ TP Hải phòng xưa


Hải Phòng Xưa

Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải phòng được tách ra từ tỉnh Hải phòng, phần còn lại của tỉnh Hải phòng lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Vào cuối thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội. 
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà NẵngCần Thơ.
Được thành lập vào năm 1888 khi được tách ra từ một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụdu lịchgiáo dụcy tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu 3Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân Chủng Hải quân Việt Nam.
Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.


Nhà hát lớn Hải phòng.  Vào đầu thế kỉ 20, dân số Hải Phòng khoảng 16.000 người trong đó quân đội Pháp, kiều dân Pháp cũng chiếm hàng ngàn người. Vì vậy chính phủ Pháp chủ trương xây dựng 1 nhà hát có quy mô lớn ở trung tâm nội thành, nơi tiếp điểm của khu người Âu, khu người Hoa và khu người Việt theo quy hoạch của chính phủ Pháp.
Địa điểm được chọn để xây dựng "Nhà hát Tây", theo cách gọi của nhân dân thời bấy giờ, là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.
Năm 1900, chính quyền Pháp bắt chuyển chợ đi nơi khác, nhà hát được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp thiết kế rất công phu kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Pari, nguyên vật liệu xây dựng được mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.
Kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng được xây dựng theo kiểu kiến trúc Barốc, đây là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Ý rồi chuyển sang Áo, Tây Ban Nha, một phần của nước Pháp rồi trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18.
Từ Barốc trong tiếng việt được vay mượn phiên âm từ tiếng Pháp: Baroque, nhưng lại xuất xứ từ tiếng Tây Ban Nha là "Barroco", tính từ:barroco" chỉ 1 viên ngọc không tròn đều, phần nào hơi dị dạng. Trong lĩnh vực kiến trúc, từ Baroque có lúc đã có nghĩa là kì dị. Ngaỳ nay khi nói đến phong cách Baroc trong kiến trúc tức nói đến tính nhịp điệu, năng động, tinh thần tự do bay bướm.
Đặc điểm của nghệ thuật Barốc là sự hùng vĩ, lộng lẫy tráng lệ. Nên có thể nói nhà hát lớn được xem như một trong những công trình kiến trúc lớn nhất thời bấy giờ. Kiến trúc Barốc coi trọng sự hiệu quả của thị giác, sự hoà hợp giữa hiện thực và hư ảo, sự tương phản bóng tối và ánh sáng, giữa tỉ lệ và nhịp điệu của vật liệu.

Các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hát nhà hát đã tận dụng các đường cong đẻ tạo nhịp điệu và những không gian phong phú, sinh động. Nghệ thuật kiến trúc Barốc dạt tới sự thống nhất với nghệ thuật trang trí hoành tráng gây ấn tượng mạnh, với mặt bằng cầu kì, kết hợp với những đường cong mềm mại. Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia trên cánh cửa- đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho nhà hát lớn.
Đàn Lia là loại đàn của người Hy Lạp được làm bằng ngà voi và đế được làm bằng mai rùa, sau được người La Mã cải tiến thêm. Trong thần thoại Hy Lạp thần mặt trời Apolo cầm mũi tên bạc và 1 tay cầm đàn Lia.
Mặc dù có sự cân đối chặt chẽ trong kết cấu mặt tiền, mỗi kết cấu đều có công thức riêng trong thiết kế trang trí trên cửa tường và khoảng cách các cột đi kèm, sự phân bố cột tạo ra 1 nhịp điệu nhất quán với sự dàn trải theo phương nằm ngang. Nhà hát lớn có 4 cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của tường. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột từ trên xuống dưới.
Về kiến trúc bên trong nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc- vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòm trần có vẽ nhữg lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven, Moliere

 Hpx1. Phố Thương Mại Paul Bert (nay là phố Lý Thường Kiệt), Hải Phòng thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.

 Hpx2. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

 Hpx3. Một khu nhà trong bệnh viện quân đội ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

 Hpx4. Một cây cầu chuyển tải ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.



 Hpx5. Nhà thờ lớn ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.


 Hpx6. Một góc Sông Tam bạc khu phố người Hoa ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.


 Hpx7. Bến Bính gần cơ quan quản lí đường sông ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

 Hpx8.  Cơ quan Cảnh sát trung tâm ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx9.  Tòa thị chính ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx10.  Nhà thó Tin lành ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx11. Cầu Cảng ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx12. Khu vực Sở dầu ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.
 Hpx13.  Cảnh buôn bán tấp nập bên bờ sông Tam bạc ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx14.  Hoạt động tấp nập tại cầu cảng ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx15. Thành phố Hải Phòng nhìn trên máy bay. Ảnh tư liệu.

  Hpx16.  Thành phố Hải Phòng nhìn trên máy bay. Ảnh tư liệu.

  Hpx17.  Lính khố xanh Hải Phòng săn bắt thú rừng. Ảnh tư liệu.

 Hpx18. Cảnh sông Tam Bạc ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx19.  Cảnh Sông Tam Bạc ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx20.  Một ngôi Chùa ở ngoại thành Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx21.  Trong một phiên tòa xử án ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

  Hpx22.  Xe kéo trên đường thương mại ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.


 Hpx23.  Cảnh Sông Tam bạc nhìn từ phía đầu cửa sông ở Hải Phòng. Ảnh tư liệu.


Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm và xin chúc mọi người sức khỏe và niềm vui hạnh phúc.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire