Con đường tìm về « Cội nguồn »
Hay câu chuyện có thật về một người con « lai »
đi tìm quê hương của bố đẻ ở Việt nam.
Ghi theo lời kể của Jean Van Son - Vanuatu
Ở Vanuatu (Tân đảo cũ) có không ít những mảng « rơi vãi » của các cụ phu mộ Việt nam mang hai dòng máu. Lai Nhật, Tây, Tầu, Ăng-lê, lai đen, lai Mên v.v… đủ mầu sắc dân tộc. Đúng nghĩa thì Vanuatu cũng gần giống như một « hợp chủng quốc » thu nhỏ trong vùng đại dương bao la. Đáng kể là trong đó có một số anh chị em « lai » đã thành đạt hơn cả những người anh em gốc Việt nhà mình.
Maurice PHÙNG - Giám đốc Văn phòng C.T.F. tại Port Vila Vanuatu
Hôm nay, Văn xin kể lại câu chuyện có thật về tình cảm đặc biệt của một anh chàng người Vanuatu dành cho cha đẻ gốc Việt của mình. Anh ta họ Phùng tên Mô-rít (Maurice), sau này ta gọi là Mô cho tiện. Đến tận lúc lâm chung, ông bố chỉ còn biết ăn năn than thân trách phận là đã không đưa được con cái về Quê hương bản quán, tìm về với cội nguồn gốc rễ của mình.
May thay ! Trong đám con trai, con gái của ông bố xấu số có anh chàng Mô đã nung nấu một ý tưởng : quyết tâm nhờ người dẫn dắt đi tim quê hương bố đẻ ruột thịt của mình ở tận đất nước Việt nam xa xôi...
… Tưởng cũng nên nói qua về lai lịch của ông bố của Mô có đầu có đuôi cho dễ hiểu. Ông tên thật là Phùng Văn Xưa quê gốc ở Kiến Thuỵ. Năm 1938, vì chưa đủ tuổi đăng kí đi phu mộ, ông đã mượn thẻ căn cước của ông anh tên Phùng Văn Nay để gia nhập hàng ngũ những người đi Tân thế. Nhờ có cách phát âm của dân miền biển đọc lẫn vần N sang L, nên khi sang Tân đảo ông Xưa xưng tên : « Tớ tên nà Lay » (Tớ tên là Nay). Từ đó, người ta quen gọi tên ông là Lay.
Liên tưởng đến giọng nói của người vùng biển Hải phòng, ví dụ: «nhà tôi đi lên Tỉnh Lạng sơn làm ăn lam lũ vất vả lắm. Sau về Nam định, Ninh bình, Hà nam cũng gian nan lắm chứ ». Thì lại nói : Nhà tôi đi nên Tỉnh Nạng sơn nàm ăn nam nũ vất vả nắm. Sau về Lam định, Linh bình, Hà lam cũng gian lan nắm chứ. Hay câu : «Con nợn nhà tôi ló lạc quá». Đại thể là như vậy, thoạt mới nghe cũng thấy buồn cười.
… Cuộc đời ông Lay cũng khá sôi nổi. Có lần nghe ông kể lai là hồi mới tới đây, ông được phân đi làm ở mãi tận đồn điền Ca-riu gần La-mập ở đảo Ma-la-kù-là. Từng nổi tiếng là rừng thiêng nước độc. Rùng rợn hơn nữa là chuyện về những bộ lạc thổ dân Bích Nam-bạt (Big Nambas) với thói quen thích ăn thịt người. Mãi sau năm 1945, ông mới tìm được đường về cư trú tại khu Máy Cà-phê (Melcofee) ở đảo Efaté. Ông làm đủ các nghề để sinh nhai, kiêm sống.
Đến khi bà con VK hồi hương thì ông đã “làm bạn” với bà vợ da mầu người làng Pô-năng-ghi-sù (Ponangisu) phía Bắc đảo Efaté, sinh con đẻ cái. Khi về già, ông cũng qua đời ở đó. Anh em Mô cũng được sinh tại đây. Trong số anh em, Mô là anh trai đầu. Là người học hành khá hơn cả và đã được cấp học bống đi học về ngành trắc địa ở tận bên nước Pha-lăng-sa (Pháp). Mô đã trở thành kĩ sư trắc địa.
Sự thành đạt của một con người mang hai dòng máu...
Về Kiến an hỏi nhiều người kể cả Công an, không một ai biết được địa chỉ này. Ai cũng nói: địa chỉ ghi như thế là thời kì Pháp thuộc. Có người mách là phải về Ninh bình mới có Kim sơn, người thì bảo phải qua Đông triều. Thời gian trôi nhanh, kết quả là không tìm được.
Cuối cùng để giải bớt nỗi buồn không tìm được quê nội, đành phải tổ chức cho Mô đi tham quan Hạ long, Hà nội, Sài gòn, Vũng tầu giải ưu phiền cho chàng. Hắn cũng thấy thích. Tuy chưa tìm được quê bố, nhưng được đi tham quan các nơi, thấy đất nước to đẹp của quê hương bố, hắn cùng phấn khởi. Mô trở lại Vanuatu và tuyên bố sẽ trở lại VN lần nữa để tim cho bằng được Quê hương của bố mình.
Sau đó, Văn ở lại một thời gian để thăm dò tin tức nhưng kết quả không hơn gì. Cuối cùng Văn nghĩ ra một cách là thử lục trong quyển danh bạ điện thoại của Hải phòng và truy tìm tất cả những nơi tập trung đông Họ Phùng nhất xem sao.
Thị trấn Núi Đối (Kiên thuỵ ) TP Hải phòng. (Internet)
Thật may mắn. Làng Kim sơn cũ hồi Pháp đã đổi tên thành Tân trào Huyện Kiến thuỵ. Chỉ có người gốc Kim sơn xưa mới biết được lai lịch. Chưa hết gian nan, vì các cụ họ Phùng của Mô đã ra đi tất cả. Vì lí do nào đó, con cháu của các cụ đã phải chuyển đổi họ của mình sang họ Phạm. Còn những người mang tên họ Phùng gần xa ở đây thì chẳng có ai dính líu gì đến ông Lay cả. Hỏi ra thì có người còn nhớ mang máng và xác nhận là có một ông tên Phùng văn Xưa đã đi sang Pháp trước năm 1940. Còn ông Phùng văn Nay thì vẫn ở VN và đã qua đời lâu rồi. Rối như tơ vò!
Đình Kim sơn tại Xã Tân trào Huyện Kiến thuỵ - Hải phòng (Internet)
Quê gốc của cụ cố Phùng văn Xưa ( tức Lay)
Như vậy cả cái tên lẫn cái nước mà ông Xưa đến cũng đều sai cả. Vì lúc đó Văn đâu có biết ông Lay tên là Xưa đâu kia chứ. Thứ nữa là ông đi Tân đảo chứ có sang Pháp quốc đâu? Nhưng cuối cùng, có lẽ vong linh ông Lay linh thiêng xui khiến thế nào mà Văn lại gặp được anh Phạm anh Tuấn, chính cháu nội của họ Phùng đang công tác ở Huyện Kiến thuỵ. Về nhà anh Tuấn cái ngỡ ngàng thú vị đầu tiên là Văn bắt gặp hình ảnh của Cụ Lay để trong tủ kính. Thế là đã tìm thấy tổ con chuồn chuồn ở đây rồi…
Sau đó đường giây liên lạc giữa con cháu họ Phạm (Phùng) ở trong nước với Mô đã được kết nối. Ba năm sau này, Vơ chồng Mô dù không biết một câu tiếng Việt, đã vui vẻ dẫn nhau tìm đường về quê nội nhận họ nhận hàng. Mô kể lại: về quê tuy ngôn ngữ bất đồng, nhưng chắc do huyết thống dòng họ thế nào đấy, cho nên đã mau chóng phát sinh một tình cảm chân thành mà chính vợ chồng Mô cúng cảm thấy ngạc nhiên đầy thú vị.
Như vậy, con đường tìm về Quê nội của Mô đã được toại nguyện vì đã trọn đạo làm con, vo tròn chứ hiếu. Dưới Suối vàng, vong linh cụ Lay (Xưa) chắc cũng được thanh thản mỉm cười và mãn nguyện hơn, vì con cái đã tìm lại được Quê hương gốc gác của chính mình…
Như vậy, con đường tìm về Quê nội của Mô đã được toại nguyện vì đã trọn đạo làm con, vo tròn chứ hiếu. Dưới Suối vàng, vong linh cụ Lay (Xưa) chắc cũng được thanh thản mỉm cười và mãn nguyện hơn, vì con cái đã tìm lại được Quê hương gốc gác của chính mình…
Gian nhà bếp của gia đình anh chị Mô tại Nambatri Port Vila Vanuatu
Đối với người Việt nam còn đang sinh sống tại đây, thì việc chàng Mô cất công đi tìm quê hương và họ hàng của ông bố ở Việt nam là một tấm gương trong sáng. Thể hiện một tình cảm đặc biệt mà chỉ người con hiếu thảo mới có được… Thật đáng trân trọng!
Giữa lúc đó có một số người con có bố mẹ gốc gác Việt nam hẳn hoi lại chưa có động cơ đi tìm lại dấu vết cội nguồn của minh như… anh chàng Mô.
Một góc thành phố Vila, nơi gia đình anh Mô đang sinh sống
Xin kính chào và chân thành cảm ơn quý vị độc giả và bà con anh chị em đã thăm Blog Tân đảo Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về đất nước Tân đảo cũ nay là Vanuatu, xin mời quý vị bấm vào link này:
Hãy bấm trực tiếp vào từng ảnh để phóng to xem cho rõ. Có trên 2.600 bức ảnh để phục vụ quý vị. Xin trân trọng cảm ơn và chúc quý vị vui khoẻ, may mắn.